Lập trình Front-end và Back-end là gì? – CodeGym
Khi tìm hiểu về các khái niệm lập trình web hay lập trình mobile thì chắc hẳn bạn sẽ thấy thuật ngữ về Front-end và Back-end xuất hiện nhiều lần. Front-end và Back-end là hai thuật ngữ quan trọng của một ứng dụng, website. Vậy Front-end và Back-end là gì. Chúng có sự khác biệt như thế nào, bạn hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Lập trình Front-end là gì?
Lập trình Front-end bao gồm sự kết hợp của các công nghệ như Hypertext Markup Language (HTML), JavaScript và Cascading Style Sheets (CSS).
Lập trình viên Front-end sẽ thiết kế và xây dựng trải nghiệm của khách hàng trên các yếu tố, thành phần, thuộc tính trên 1 website hoặc ứng dụng (app) như nút bấm, trang phụ, đường link, đồ hoạ,…
HTML (Hypertext Markup Language)
Đây là phần cốt lõi của website, nó cung cấp phần thiết kế, giao diện tổng quan và chức năng của website. Nó giúp người dùng tạo và cấu trúc các thành phần trong trang web, ứng dụng, phân chia các đoạn văn, heading, links, blockquotes,…
HTML không phải là ngôn ngữ lập trình, đồng nghĩa với việc nó không thể tạo ra các chức năng “động” được. Nó chỉ giống như Microsoft Word, dùng để bố cục và định dạng trang web.
CSS (Cascading Style Sheet)
Nếu ta coi HTML là một bộ khung cho ngôi nhà thì CSS giống như phần nội thất, tạo phong cách cho trang web. CSS sẽ giúp người dùng có thể thêm thắt các yếu tố hút mắt cho trang web một cách linh hoạt, chính xác hơn. CSS phân biệt cách hiển thị của trang web với nội dung chính của trang bằng cách điều khiển bố cục, màu sắc, và font chữ.
Mối liên hệ giữa HTML và CSS là rất mật thiết. HTML là ngôn ngữ nền tảng của site và CSS định hình phong cách (tất cả những gì tạo nên giao diện website), chúng là không thể tách rời.
CSS về lý thuyết không có cũng được, nhưng khi đó website sẽ không chỉ là một trang chứa văn bản mà không có gì khác.
JavaScript
Ngôn ngữ JavaScript được tích hợp và nhúng trong HTML để tạo những thành phần “động” cho một trang web HTML tĩnh. JavaScript cho phép kiểm soát các hành vi của trang web tốt hơn. Nó cho phép lập trình viên dễ dàng truy cập vào từng thành phần riêng biệt của 1 web HTML chính.
Ngoài ra, lập trình viên Front End cần biết sử dụng các thư viện, framework như jQuery, Bootstrap, AngularJS, ReactJS cũng như có kiến thức về Photoshop, UI/UX.
Lập trình Back-end là gì?
Phần Back-end hay nói cách khác là những phần bên trong bao gồm: máy chủ, ứng dụng và cơ sở dữ liệu.
Ví dụ: Khi bạn lên một trang web thương mại điện tử để mua 1 đôi giày, bạn sẽ tương tác với phần Front-end. Sau khi bạn chọn được sản phẩm mình muốn, bạn cho nó vào giỏ hàng và nhấn nút mua, phần thông tin mà bạn đã nhập sẽ được Back-end xử lý và gửi về, lưu trữ vào cơ sở dữ liệu. Khi bạn muốn kiểm tra thông tin của đơn hàng, server sẽ đẩy lên những phần thông tin liên quan, được cập nhật và thông tin sẽ được hiển thị ở phần front-end.
Các công cụ trong lập trình Back-end
Cái cốt lõi trong công việc của một lập trình viên Back-end là tạo ra ứng dụng, chức năng có thể tìm và chuyển giao dữ liệu tới phần front-end.
Theo xu hướng bây giờ, các lập trình viên ưa chuộng những hệ thống cơ sở dữ liệu lớn như Oracle, Teradata, Microsoft SQL Server, IBM DB2, EnterpriseDB và SAP Sybase ASE. Ngoài ra, cũng có những hệ dữ liệu nổi tiếng khác bao gồm MySQL, NoSQL và PostgreSQL.
Có rất nhiều ngôn ngữ, khung làm việc dùng để làm việc ở phần Back-end như Ruby on Rails, Java, C++/C/C#, Python và PHP.
Mức lương của lập trình viên Front-end và Back-end
Qua phần trên, bạn đọc đã có nhận định cơ bản về công việc của lập trình viên front-end và back-end là gì. Chắc hẳn mối quan tâm tiếp theo sẽ là mức lương thưởng của nghề nghiệp này sẽ thế nào. Ngành lập trình trong vài năm trở lại đây được biết tới là một trong ngành nghề có mức lương trung bình cao nhất Việt Nam
Ở thị trường Việt Nam hiện tại, mức lương trung bình của lập trình viên thường dao động trong khoảng 10~15tr/tháng. Trong đó, phân khúc front-end có mức lương khoảng 8~13tr đồng; phân khúc back-end có mức lương khoảng 11~15tr đồng.
Trên đây là mức lương trung bình đối với nhân sự có khoảng 1~2 năm kinh nghiệm. Ngành lập trình có một đặc thù là không quá đặt nặng vấn đề bằng cấp mà rất chú trọng vào kinh nghiệm. Nếu là nhân sự có kinh nghiệm, mức lương có thể tăng gấp đôi. Khi thăng tiến tới vị trí quản lý, con số có thể lên tới 30tr đồng/tháng đến không giới hạn.
Tham khảo: Nên chọn ngành nghề gì trong tương lai – Xu hướng trong 10 năm tới
Lương Front-end Developer
Mức lương Front end developer được cập nhật mới nhất năm 2021 như sau:
- Khoảng lương phổ biến: 16,8~21tr/tháng
- Lương cao nhất: 56,3tr/tháng
Với những địa điểm khác nhau, con số có sự thay đổi do nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Ví dụ, riêng tại HCM, khoảng lương phổ biến cho vị trí này là 11~23tr với yêu cầu từ 1-3 năm kinh nghiệm.
Lương Back-end Developer
- Lương trung bình: 19tr/tháng
- Khoảng lương phổ biến: 14~24tr đồng/tháng
Nhìn chung, do nhiệm vụ công việc và kỹ năng khác nhau, nên trong mặt bằng chung lương của lập trình viên, lĩnh vực back-end thường nhận thu nhập cao hơn so với front-end nếu hai nhân sự có cùng mức kinh nghiệm từ 1~4 năm. Còn giai đoạn đầu sẽ có mức lương khởi điểm tương tự nhau.
Kết luận
Qua bài viết trên, hẳn bạn đọc đã có thể phân biệt công việc của lập trình Front-end và Back-end là gì. Đây là hai thành phần cấu tạo nên bất kì website hay ứng dụng nào. Dù ở phần so sánh mức lương trên cho thấy back-end có phần nhỉnh hơn. Nhưng lộ trình phát triển của cả hai mảng đều rất có tương lai. Quan trọng là bạn tìm hiểu thật kỹ hai mảng này sẽ yêu cầu ở bạn những yếu tố nào rồi bạn có thể tự chọn cho mình con đường phù hợp nhất.
Nếu như bạn đang quan tâm đến ngành công nghệ thông tin và muốn phát triển trong lĩnh vực này. Hãy đến với CodeGym để được định hướng nghề lập trình với những giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm. Các khoá học của CodeGym bao quát phần kiến thức của cả mảng Front-end và Back-end. Hứa hẹn sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh ngành nghề lập trình. Từ đó chọn được công việc phù hợp nhất với bản thân.
Tham khảo: Lập trình Front-end Những điều bạn có thể chưa biết
Via CodeGym https://codegym.vn
Nhận xét
Đăng nhận xét