Tester game là gì? Tester game làm những gì?
Tester game là gì? Làm tester game có khác gì so với làm tester ứng dụng hay không? Hiện nay bất cứ một sản phẩm phần mềm, ứng dụng nào trong quá trình phát triển đều cần đến quá trình kiểm thử phần mềm. Bởi trong quá trình này người kiểm thử sẽ giúp phát hiện ra những khiếm khuyết nhỏ nhất có thể ảnh hưởng đến toàn bộ phần mềm.
Tester game là gì?
Tester game hay còn gọi là kiểm thử trò chơi và hiện tại tester làm kiểm thử trò chơi rất nhiều. Các trò chơi điện tử hiện nay phổ biến ở trên các hệ điều hành, máy tính cũng như mobile. Chúng mang đến tính giải trí cao, ngoài ra trò chơi cũng mang đến cho người dùng những trải nghiệm và có thể kiếm tiền thông qua các trò chơi đấy.
Ở sau mỗi trò chơi điện tử đều có các nhà sáng tạo, nhà phát triển, cũng như người kiểm thử. Sự kết hợp giữa nhiều bộ phận sẽ mang đến cho người dùng những sản phẩm trò chơi đẹp về đồ họa cũng như có nhiều tính năng giải trí nhất.
Trình tester game là gì?
Người kiểm thử phần mềm trò chơi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc kiểm tra các cấp độ của trò chơi. Quá trình kiểm thử này sẽ xuyên suốt trong quá trình phát triển trò chơi đó.
Trong trình tester game được chia thành hai loại kiểm thử là: kiểm thử kiểm tra đảm bảo chất lượng và kiểm thử kiểm tra chơi thử trò chơi.
Người kiểm tra chất lượng thông thường sẽ tập trung vào các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, đồ họa… Còn người kiểm tra chơi thử trò chơi sẽ tập trung vào những trải nghiệm của người dùng. Sự kết hợp của hai nhóm kiểm thử này sẽ mang đến nhiều những tính năng và cải thiện trò chơi tốt nhất trước khi đến tay người dùng.
Người kiểm tra chất lượng
Người kiểm tra chất lượng trò chơi hay còn gọi là QA, người kiểm tra chất lượng kỹ thuật. Các doanh nghiệp chuyên phát triển và sáng tạo các trò chơi, trước khi tung sản phẩm ra thị trường đều được các QA kiểm tra.
Trong toàn bộ quá trình phát triển trò chơi, QA sẽ phối hợp với với các nhà phát triển để tìm kiếm lỗi. Các lỗi này sẽ được ghi chép lại qua từng giai đoạn. Từ giai đoạn đầu đến khi hoàn thiện ra sản phẩm trò chơi cuối cùng.
Người kiểm tra trò chơi thử
Hay còn được gọi là người thử nghiệm trò chơi. Các nhà kiểm thử này đóng vai trò như một người dùng. Họ có trách nhiệm trải nghiệm các tính năng có bên trong của trò chơi. Trong quá trình trải nghiệm này người thử nghiệm sẽ đưa ra những ý tưởng nhằm cải thiện và cải tiến trò chơi. Trong quá trình trải nghiệm trò chơi này người kiểm thử này sẽ quan sát được đồ họa, thời gian, xem các tính năng trò chơi có gặp vấn đề gì không.
Tester game làm những gì?
Trách nhiệm chính của tester game là đảm bảo trò chơi khi đến tay người dùng không gặp trục trặc hay bất cứ vấn đề gì. Người kiểm thử trò chơi với công việc là tìm và phát hiện lỗi, trải nghiệm trò chơi…nhằm mang đến một sản phẩm game hoàn thiện cuối cùng.
Mục đích chính của game đấy chính là mang đến sự giải trí, những cảm giác mới mẻ trong những tính năng. Vì thế một sản phẩm game với các lỗi và khiếm khuyết sẽ khiến cho người chơi cảm thấy khó chịu và trò chơi sẽ bị đánh giá thấp.
Tester game cần biết những gì?
Để trở thành một tester game chuyên nghiệp thì bạn sẽ cần và nên biết những điều sau:
– Biết chơi trò chơi: Bạn có thể đóng vai trò là người thử nghiệm, nếu bạn biết chơi và yêu thích các trò chơi bạn sẽ đưa ra những đánh giá khách quan và sẽ đưa ra những ý tưởng tốt hơn cho nhà phát triển trò chơi.
– Kỹ năng kiểm thử: Kỹ năng kiểm thử là vô cùng quan trọng. Bởi công việc chính của một tester game đấy chính là kiểm tra các lỗi, lên báo cáo lỗi nhằm hoàn thiện trò chơi.
– Giao tiếp: Bạn không phải làm việc một mình. Tester game là làm việc đội nhóm. Vì thế bạn cần khả năng giao tiếp để trao đổi trong quá trình làm việc.
– Tỉ mỉ: Đây là kỹ năng cần có của nghề tester. Các chi tiết kiểm tra cần phải chính xác hoàn toàn để không ảnh hưởng đến quá trình phát triển phần mềm.
– Kiên nhẫn: Quá trình tester game sẽ bắt đầu từ giai đoạn đầu đến khi hoàn thiện sản phẩm. Vì thế bạn cần kiên nhẫn đối với lĩnh vực tester game.
Tester game sẽ làm việc với những ai?
Quá trình kiểm thử game không phải làm bạn sẽ làm việc một mình. Người kiểm thử sẽ làm việc với cả bên lập trình game. Ngoài ra cũng cần phối với với cả đội thiết kế đồ họa. Dưới đây là các bộ phận mà người kiểm thử trò chơi sẽ cần làm việc cùng là:
– Đội sản xuất: Nhà sản xuất trò chơi, quản lý cộng đồng. Nhà xuất bản trò chơi, giám đốc điều hành và tiếp thị trò chơi
.
– Đội thiết kế: Nhà thiết kế trò chơi, Nhà phát triển chính. Các bộ phận thiết kế từng cấp độ trò chơi, nhà trải nghiệm người dùng.
– Bộ phận nghệ thuật: Thiết kế mô hình 3D, Người lên ý tưởng, Họa sĩ và người thiết kế đồ họa.
– Đội thiết kế hoạt hình: Người làm hoạt hình trò chơi 2D và 3D. Hoạt họa kỹ thuật.
– Bộ phận nghệ thuật và kỹ thuật: Người lập trình đồ họa. Nghệ sĩ kỹ thuật TA. Nghệ sĩ hiệu ứng hình ảnh (VFX).
– Bộ phận âm thanh: Lập trình viên âm thanh. Thiết kế âm thanh (Trò chơi). Soạn nhạc trò chơi.
– Các bộ phận lập trình: Lập trình viên trí tuệ nhân tạo (AI). Lập trình viên động cơ. Lập trình trò chơi. Lập trình viên tổng quát. Lập trình viên mạng. Lập trình viên vật lý. Kỹ sư công cụ. Lập trình viên thực tế ảo (VR).
– Bộ phận quản lý chất lượng: Người kiểm tra trò chơi. Kỹ sư xây dựng đảm bảo chất lượng (QA).
Hy vọng những chia sẻ trên của chúng tôi cũng giúp quý các bạn hiểu hơn “tester game là gì?”. Nếu như bạn đam mê trải nghiệm những trò chơi mới, yêu thích kiểm tra các lỗi trong trò chơi hãy trở thành người kiểm thử trò chơi.
Để trở thành người kiểm thử trò chơi bạn hãy đăng ký các khóa học tester ngay hôm nay tại CodeGym. Liên hệ Hotline: 0978 889 155 để được tư vấn các khóa học phù hợp nhất.
>> Tham khảo: Chương trình đào tạo Tester chuyên nghiệp
Via CodeGym https://codegym.vn/
Nhận xét
Đăng nhận xét