Học nghề hay học đại học: Định hướng nghề nghiệp nào tốt?

Học nghề hay học đại học sau này dễ kiếm việc làm và có tương lai hơn là nỗi trăn trở thường gặp của nhiều học sinh và các bậc phụ huynh. Mỗi hướng đi đều có những ưu nhược điểm riêng. Mời bạn cùng CodeGym phân tích chi tiết các ưu nhược điểm này qua bài viết để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. 

1. Ưu nhược điểm khi học đại học

Để tìm ra câu trả lời chính xác cho việc có nên học đại học không, mời bạn cùng CodeGym tìm hiểu ưu nhược điểm của lựa chọn này:

Ưu điểm khi học đại học

  • Rèn luyện được nhiều kỹ năng: Tại môi trường đại học với thời gian đào tạo lên tới 4-6 năm, bạn sẽ học được nhiều kiến thức từ đại cương đến chuyên ngành. Ngoài ra, bạn cũng có cơ hội rèn luyện nhiều kỹ năng như: làm việc nhóm, thuyết trình, giao tiếp,… 
  • Tạo dựng và mở rộng nhiều mối quan hệ: Do thời gian học đại học dài nên bạn có nhiều thời gian trống để giao lưu, tham gia câu lạc bộ và kết nối với mọi người hơn. Nhờ đó, môi trường đại học có thể giúp bạn có thêm nhiều mối quan hệ hơn. 
  • Khám phá thêm nhiều khả năng của bản thân: Với thời gian học dài sẽ giúp bạn nhận ra trong một số trường hợp bạn không phù hợp với chuyên ngành đang học mà lại yêu thích một lĩnh vực chuyên môn khác. Điều này ảnh hưởng trong việc định hướng công việc tương lai. 

Nhược điểm khi học đại học

  • Kiến thức hàn lâm: Các kiến thức ở đại học đặc biệt là những môn học đại cương thường mang tính hàn lâm, học thuật cao. Vì vậy, bạn cần phải tập trung cao độ để nghiên cứu và tiếp thu. Đây là rào cản lớn với những học sinh có năng lực trung bình thậm chí khá ở cấp học phổ thông. 
  • Thời gian đào tạo dài: Thời gian đào tạo bậc đại học dài cũng là một nhược điểm của lựa chọn này. Điều này kéo theo chi phí đầu tư học đại học lớn do học phí và các khoản tiền sinh hoạt.
  •  Không dễ xin việc: Trình độ đại học không phải dễ xin việc nếu bạn không có kiến thức chuyên môn. Bởi nhiều sinh viên sau khi học đại học không có kiến thức thực tiễn, khó đáp ứng nhu cầu của nhiều nhà tuyển dụng. 

=>>> Xem thêm bài viết: Lý giải câu hỏi học nghề có được thi đại học không?

2. Ưu nhược điểm khi học nghề 

Ưu điểm khi học nghề

  • Thời gian đào tạo ngắn: Các chương trình học nghề có thời gian đào tạo ngắn, chắt lọc những kiến thức thực tiễn cần thiết để người học đi làm được nên giúp tiết kiệm thời gian. 
  • Chi phí thấp: Song song với thời gian đào tạo ngắn sẽ giúp người học tiết kiệm được mức chi phí nhất định như học phí, ăn uống, thuê nhà,…
  • Đáp ứng nhu cầu việc làm thực tiễn: Học nghề nghiêng về hiểu lý thuyết và thực hành song song nên sẽ phù hợp với nhu cầu tuyển dụng hiện nay. Vì vậy, sau khi học nghề, bạn có khả năng kiếm việc nhanh chóng.

Nhược điểm khi học nghề

Học nghề có thời gian đào tạo ngắn, khối lượng kiến thức và thực hành nhiều. Vì vậy, người học cần tập trung, yêu thích với ngành học và chăm chỉ luyện tập mới có thể thành thạo nghề tốt. 

3. Nên học nghề hay học đại học?

Nhìn chung, cả học nghề và học đại học đều có những ưu nhược điểm nhất định. Do đó, bạn nên căn cứ để đưa ra lựa chọn phù hợp cho bản thân. Thực tế hiện nay cho thấy, tỷ lệ sinh viên đại học thất nghiệp sau khi ra trường cao. Điều này dễ lý giải bởi chương trình đại học còn coi nhẹ thực hành, đặt nặng lý thuyết hàn lâm, thiếu kinh nghiệm thực tiễn. 

Trong khi đó, nhu cầu tuyển dụng trên thị trường yêu cầu nhân sự cần có kiến thức chuyên môn và những kỹ năng nhất định. Chính vì vậy, nhiều cựu sinh viên đại học cảm giác “bỡ ngỡ” và khó bắt kịp. Mặc dù tấm bằng đại học là chìa khóa giúp thể hiện trình độ của bạn, nhưng việc vận dụng nó vào cuộc sống chưa thực sự dễ dàng.

Nhiều người cho rằng học nghề là làm lao động chân tay như sửa xe, thợ mộc, cắt tóc,… Vì vậy, không ít người nghĩ rằng học nghề lương thấp, không có tương lai và cho rằng đây là nhược điểm khi lựa chọn loại hình học này. Tuy nhiên thực tế hiện nay học nghề đã mở rộng ở cả lĩnh vực đầu óc, tư duy. 

Hiện nay, có nhiều khóa học về lập trình viên, kế toán, thẩm mỹ, thiết kế đồ họa,… Điều này minh chứng cho việc nghề nào cũng học nghề được. Vì vậy, bạn nên lựa chọn nghề yêu thích và phù hợp với điều kiện xã hội hiện tại. 

Ngoài ra, học nghề giúp giải quyết vấn đề “nhồi nhét” kiến thức lý thuyết này. Bởi học nghề tập trung vào đào tạo chuyên sâu và thực hành giúp người học hiểu và có thể làm ngay sau khi học xong. Nhiều đơn vị dạy nghề cam kết người học có việc làm ngay sau khi kết thúc khóa học. 

Tiêu biểu như khóa học lập trình tại CodeGym, không yêu cầu đầu vào chỉ cần bạn có niềm đam mê và hứng thú với lập trình. CodeGym có ký hợp đồng cam kết người học có việc làm 100% sau khi kết thúc khóa học. Lựa chọn cam kết đầu ra sẽ giúp bạn an tâm về một nơi đào tạo nghề uy tín. 

Quyết định học nghề hay học đại học là ở chính bản thân bạn, bạn cần căn cứ vào: năng lực bản thân, hoàn cảnh gia đình, mong muốn và cơ hội việc làm của ngành học để đưa ra lựa chọn. 

Lời cuối, cho dù bạn là học sinh hay phụ huynh đang tìm kiếm câu trả lời học nghề hay học đại học cho bản thân/con em mình thì hãy cân nhắc các yếu tố nêu trên để đưa ra quyết định phù hợp. Quan trọng nhất, hãy để chính bản thân người học chọn con đường và ngành học theo đam mê, sở thích thay vì chạy theo thành tích. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn. 

Via CodeGym https://codegym.vn/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến