Tech Lead là gì? Trở thành Tech Lead cần những kỹ năng gì?
Với những người có niềm đam mê với công nghệ đặc biệt là nghề phát triển phần mềm thì Tech Lead là một công việc đầy tiềm năng, nhiều thách thức cũng như nhiều cơ hội để thăng tiến. Vậy Tech Lead là gì? Vai trò trách nhiệm của Tech Lead ra sao? Và để trở thành một Tech Lead giỏi cần những kỹ năng gì? Hãy cùng CodeGym tìm hiểu ngay nhé!
Tech Lead Là Gì?
Tech Lead (Technical Leader) được hiểu là người xuất thân từ nghề Kỹ sư phần mềm (Software Engineer). Họ chịu trách nhiệm dẫn dắt đội nhóm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được cấp trên đề ra.
Nhiệm vụ chính của Tech Lead là phân chia công việc kỹ thuật cho các nhân viên cấp dưới đồng thời điều chỉnh định hướng cho họ để đi đúng hướng, mang lại hiệu quả cao trong công việc.
Trong công việc, Tech Lead còn có thể đóng vai trò làm kiến trúc sư phần mềm để phối hợp cùng các phòng ban khác thảo luận kế hoạch sao cho phù hợp với dự án.
Vai Trò Của Tech Lead
Tùy thuộc vào quy mô của dự án mà trong nhóm sẽ có nhiều vị trí đảm nhận các vai trò quản lý khác nhau. Ở những dự án lớn thì một đội có thể có 3 vai trò quản lý chính như Engineering Manager, Product Manager và Tech Lead, mỗi vị trí sẽ có công việc riêng được đảm nhận khác nhau cần phải hoàn thành.
Người điều hướng và lãnh đạo
Tech Lead chính là người chịu trách nhiệm chính cho toàn bộ mảng phần mềm, họ tham gia nhiều vào các cuộc thảo luận để quyết định chọn lựa về kiến trúc code chính. Ngoài ra, Tech Lead sẽ quan sát và quản lý chất lượng của mã lập trình (codebase) và xử lý các vấn đề liên quan đến kỹ thuật của nhóm.
Có thể nói, dù trong nhóm có bao nhiêu vị trí đi nữa thì Tech Lead vẫn thực hiện đúng chức năng vai trò của bản thân là điều hướng và lãnh đạo mặt kỹ thuật của nhóm trong dự án.
=>>> Xem thêm bài viết: Blockchain Developer là gì? Trở thành Blockchain Developer cần gì?
Đồng hành cùng đội nhóm
Để trở thành người Tech Lead giỏi, cần phải đi sâu vào công việc đồng hành cùng đội nhóm, lập mã code cùng nhóm và hơn hết là hiện thực hóa các ý tưởng cũng như giải quyết các vấn đề đang vướng mắc. Đồng thời, quá trình thực hiện Tech Lead cần xác định các rủi ro kỹ thuật có khả năng gặp phải và tin tưởng vào các thành viên trong đội nhóm.
Chịu trách nhiệm cho các quyết định
Tech Lead đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định và họ sẵn sàng chịu trách nhiệm cho những quyết định đó. Họ sẽ làm việc trực tiếp với giám đốc điều hành hay khách hàng để xác định được các yêu cầu cần thực hiện. Từ đó tính toán các thông số kỹ thuật để đảm bảo cho hệ thống được hoạt động mạnh mẽ, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về quy trình kinh doanh.
=>>> Khám phá ngay khoá học Bootcamp Java siêu tốc tại CodeGym
Phát triển sản phẩm tốt hơn
Để phù hợp với yêu cầu của khách hàng hay kiến trúc công ty thì Tech Lead sẽ là người phát triển sản phẩm sao cho việc tích hợp trở nên trực quan, hoạt động trong bộ máy được đảm bảo đồng bộ. Tech Lead cùng các cá nhân trong đội nhóm sẽ cùng tạo ra sơ đồ kiến trúc mạng của toàn bộ dự án đó.
Trong đó, Tech Lead sẽ thực hiện các trách nhiệm như sau:
- Xây dựng mối quan hệ tốt với các đối tác cung cấp phần mềm và phần cứng
- Phát hiện ra những hạn chế đang tồn tại trong kiến trúc kỹ thuật và khắc phục chúng.
- Sử dụng kết hợp Java hoặc Apex để lập phần mềm.
- Thực hiện việc Outsourcing cho một số việc cho bên đối tác.
Trở thành Tech Lead cần những kỹ năng gì?
Nắm vững trình độ kiến thức chuyên môn
Để trở thành Tech Lead đứng đầu ở công ty, cần có kiến thức chuyên môn sâu rộng về ngành công nghệ thông tin cũng như am hiểu tường tận về máy tính, thủ thuật hay ngôn ngữ máy tính.
Ngoài ra, cần nhanh nhạy trong việc xử lý sự cố để hỗ trợ công nghệ cho nhóm khi vấn đề phát sinh xảy ra. Tech Lead sẽ là người thường xuyên phải thiết kế các nền tảng, mã code hay cơ sở dữ liệu cho phần mềm; sử dụng ngôn ngữ lập trình như Java, C#…
Vì vậy, việc trau dồi kiến thức chuyên môn là rất quan trọng đặc biệt đối với ngành nhiều thuật ngữ lạ và đổi mới cập nhật thường xuyên như ngành Công nghệ thông tin. Bởi đây sẽ là chiếc chìa khóa vàng để hoàn thành tốt vai trò của mình
Kỹ năng thực hành kỹ thuật
Việc áp dụng các kỹ thuật vào chính công việc của Tech Lead cần đòi hỏi một quá trình thực hành dài. Bởi lý thuyết và thực hành khi thực hiện thủ thuật là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, chỉ có tiếp xúc với các trường hợp thực tế thì từ đó mới nâng cao được kỹ năng xử lý vấn đề.
Tech Lead khi tiến hành làm cần lập trình các thao tác cho người dùng cả trên trang web và thiết bị di động; các mã code đánh bảo mật, nhận dạng không phải người máy automatic; kịch bản shell hay ngôn ngữ lập trình.
Kỹ năng lãnh đạo giỏi
Một trong những phẩm chất cần có mà người Tech Lead cần phải có là khả năng lãnh đạo tốt. Tố chất người lãnh đạo không chỉ là việc chỉ định áp đặt công việc cho nhân viên mà còn phải là người biết quan sát, lắng nghe thấu hiểu giúp đỡ để kết nối lại các thành viên trong đội nhóm với nhau sao cho hoạt động được hiệu quả.
Đồng thời, Tech Lead cần đưa ra các quyết định kịp thời trong những tình huống phát sinh để đảm bảo đội ngũ nhân sự ở nhóm đều làm việc trong trạng thái tốt nhất.
Kỹ năng giao tiếp
Tech Lead sẽ là người tiếp xúc kết nối với rất nhiều người. Nên việc giao tiếp tốt bằng cả lời nói văn phong, hành động cử chỉ sẽ hỗ trợ rất tốt trong công việc. Việc giao tiếp tốt sẽ hỗ trợ hiệu quả trong việc truyền đạt cho người nghe sự thoải mái; từ đó dễ dàng tiến hành theo đúng kế hoạch ý tưởng tạo thành khối thống nhất, đẩy mạnh sự hợp tác giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc giao tiếp tốt sẽ thuyết phục khách hàng tin tưởng hơn khi cần thiết. Vì vậy, sự thông minh khéo léo, nhạy bén trong giao tiếp sẽ là kim chỉ nam cho việc đàm phán được thành công nhất.
Hy vọng qua bài viết trên CodeGym đã phần nào cung cấp cho quý bạn đọc hiểu được Tech Lead Là Gì? Tầm quan trọng và các kỹ năng để trở thành Tech Lead. Đây có thể nói là vị trí rất tiềm năng đối với những bạn trẻ đam mê muốn khai phá bản thân trong ngành phát triển phần mềm công nghệ.
Hãy không ngừng cố gắng học hỏi và nỗ lực hoàn thiện các kỹ năng để sớm trở thành những người đón đầu cách mạng công nghệ các Tech Lead tương lai nhé!
Via CodeGym https://codegym.vn/
Nhận xét
Đăng nhận xét