OOP là gì? Tổng hợp thông tin cơ bản về OOP mà lập trình viên nào cũng phải biết
OOP là lập trình hướng đối tượng, đây là kỹ thuật lập trình rất quan trọng và phổ biến hiện nay. Vậy OOP là gì hay lập trình hướng đối tượng có những đặc điểm như thế nào? Bài viết sau, CodeGym sẽ tổng hợp thông tin chi tiết để bạn đọc hiểu rõ nhất!
1. OOP là gì?
OOP (viết tắt của Object Oriented Programming) mang ý nghĩa là lập trình hướng đối tượng. Đây là một kỹ thuật lập trình phổ biến cho phép người lập trình tạo ra các đối tượng trong code cũng như trừu tượng hóa các đối tượng. Nói cách khác, OOP tập trung hơn vào đối tượng thao tác hơn là logic trong quá trình thao tác chúng.
Mục tiêu của lập trình hướng đối tượng là hướng đến việc tối ưu quản lý source code nhằm tăng khả năng tái sử dụng và sử dụng các đối tượng để tóm gọn những thủ tục đã biết trước tính chất. OOP là kỹ thuật lập trình được sử dụng nhiều hiện nay và được đánh giá rất quan trọng với lập trình viên.
Hầu hết các loại ngôn ngữ lập trình cơ bản như: Python, Java, Ruby, .NET,… đều hỗ trợ cho lập trình hướng đối tượng. Để hiểu rõ hơn về OOP là gì, chúng ta có thể phân tích chi tiết về đối tượng và lớp trong loại kỹ thuật này.
=>>> Xem thêm bài viết: Phỏng Vấn Trực Tiếp, Tìm Kiếm Ứng Viên Tiềm Năng Tại CodeGym
* Về đối tượng (Object)
Mỗi một đối tượng trong OOP sẽ bao gồm 2 thông tin là phương thức và thuộc tính, cụ thể:
- Thuộc tính: Đây là các thông tin và đặc điểm của đối tượng mà người lập trình hướng đến.
- Phương thức: Đây là các thao tác và hành động mà đối tượng lập trình có thể thực hiện được.
* Về lớp (Class)
Mỗi một lớp là một kiểu dữ liệu bao gồm nhiều thuộc tính và phương thức được định nghĩa từ trước. Mỗi một lớp là một đơn vị bao gồm nhiều sự kết hợp giữa thương thức và thuộc tính.
* Điểm khác biệt giữa lớp và đối tượng
Có thể thấy, lớp được ví như khuôn mẫu còn đối tượng là thực thể để thể hiện dựa vào khuôn mẫu đó.
2. Ưu điểm của lập trình hướng đối tượng OOP là gì?
Lập trình hướng đối tượng OOP sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:
- OOP sử dụng các cấu trúc đơn giản để mô hình hóa những thứ phức tạp.
- Code OOP có thể được sử dụng lại nhờ đó tiết kiệm tài nguyên hơn.
- Ứng dụng OOP giúp hỗ trợ sửa lỗi đơn giản. Người dùng dễ dàng tìm lỗi trong các lớp hơn so với tìm ở nhiều vị trí trong code. Điều này giúp lập trình viên tiết kiệm thời gian và công sức hơn.
- Hỗ trợ tính bảo mật và bảo vệ thông tin hiệu quả cho người dùng.
- Dễ dàng hơn trong việc mở rộng dự án.
3. Một số nguyên lý cơ bản của OOP
Sử dụng OOP giúp tổ chức mã nguồn mở dễ dàng hơn, việc lập trình tương tự như tổ chức quản lý các đối tượng trong thế giới thực. Lập trình hướng đối tượng OOP có 4 nguyên lý cơ bản là:
3.1. Encapsulation (tính đóng gói)
Tính đóng gói thể hiện ở việc mọi phương thức và dữ liệu liên quan được đóng gói dạng các lớp giúp người dùng dễ dàng sử dụng cũng như quản lý. Nhờ Encapsulation giúp các lớp được xây dựng đều có một nhóm chức năng đặc trưng riêng mà bên ngoài không thể nhìn thấy được.
Nói cách khác, trong OOP luôn có một nguyên tắc là các trạng thái bên trong của đối tượng luôn được khai báo dạng private và chỉ cho quy cập qua: public/protected method/property. Vì vậy, tính đóng gói giúp hỗ trợ đối tượng đảm bảo tính hợp lệ.
3.2. Inheritance (Tính kế thừa)
Tính kế thừa sẽ cho phép lập trình viên xây dựng một lớp mới dựa trên những định nghĩa đã có của lớp đó. Điều này có nghĩa rằng lập trình các lớp, trong đó lớp cha dễ dàng chia sẻ dữ liệu/phương thức cho các lớp con, các lớp con không cần định nghĩa lại mà sẽ kế thừa và bổ sung thêm các thành phần mới.
3.3. Polymorphism (Tính đa hình)
Tính đa hình trong OOP có nghĩa là nhiều dạng. Trong lập trình, thuật ngữ này để chỉ việc một biến, một hàm hoặc phương thức tồn tại ở nhiều dạng khác nhau với nhiều chức năng. Lập trình viên có thể tận dụng tính đa hình trong lập trình hướng đối tượng khi:
- Dùng phương thức của lớp cha để bổ sung cho các lớp con.
- Khi nhiều phương thức trong một lớp cùng tên nhưng khác tham số.
3.4. Abstraction (Tính trừu tượng)
Tính trừu tượng trong OOP thể hiện tổng quát hóa đối tượng mà không cần chú ý các chi tiết bên trong. Tính trừu tượng giúp chúng ta hiểu rõ đối tượng ngay mà không cần chú ý đến các chi tiết bên trong. Tính trừu tượng trong OOP thể hiện bằng cách chọn ra phương thức/thuộc tính của đối tượng để giải bài toán lập trình.
4. Những ngôn ngữ OOP phổ biến nhất
OOP hiện hỗ trợ nhiều loại ngôn ngữ lập trình, trong đó tiêu biểu là các loại ngôn ngữ nổi tiếng như:
4.1. C++
C++ một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng phổ biến, được phát triển bởi Bjarne Stroustrup. C++ mang cả 2 phong cách: lập trình hướng cấu trúc giống C và có thêm phong cách hướng đối tượng. Nếu đã quen với ngôn ngữ C thì việc học C++ không hề khó.
4.2. Java
Java là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (OOP) độc lập nền tảng và sử dụng đa mục đích. Code Java được biên dịch thành định dạng trung gian bytecode và chạy bởi môi trường thực thi.
4.3. PHP
PHP là một OOP đa mục đích, được rất nhiều lập trình viên sử dụng. Đây là ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở, chạy ở phía server và được dùng để tạo ra các ứng dụng web.
4.4. JavaScript
JavaScript là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được sử dụng trong việc xây dựng các website có tính tương tác cao, với mức độ phổ biến được xếp hạng bậc nhất. Lựa chọn theo học JavaScript khá dễ dàng và đặc biệt phù hợp cho những lập trình viên mới bắt đầu học lập trình.
4.5. Python
Python là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng bậc cao được ứng dụng nhiều trong phát triển website và các ứng dụng khác. Với cú pháp cực kì đơn giản và dễ dàng, Python là lựa chọn hoàn hảo cho những ai mới bắt đầu tìm hiểu về học lập trình.
Nhìn chung, OOP là kiến thức cần có của một lập trình viên. Vì vậy, hiểu rõ OOP là gì, nguyên lý cơ bản của OOP rất quan trọng. Để hiểu chuyên sâu hơn về OOP và các vấn đề lập trình khác, bạn hãy tham gia ngay các khóa học từ A-Z với chỉ 4-6 tháng tại CodeGym để sẵn sàng “thực chiến” trong công việc lập trình. Liên hệ ngay CodeGym theo Hotline: 0333 392 123 để được tư vấn nhanh nhất!
Via CodeGym https://codegym.vn/
Nhận xét
Đăng nhận xét