Chi tiết hơn về Entity Relationship Model

Database là nền tảng của một hệ thống, ứng dụng. Các bạn có thể tạo ra một DB dễ dàng và thao tác lên chúng. Nhưng làm sao có thể tạo lập được một DB có logic, phù hợp với thao tác của chúng ta về sau này, thì phần chia sẻ về Entity Relationship Model của mình hôm nay sẽ giúp các bạn làm sáng tỏ điều đó.

Khái niệm Data Modeling

Sử dụng để mô hình hoá các dữ liệu đến từ khách hàng, là phương pháp hay nhất về lập mô hình dữ liệu cho các tổ chức dựa trên dữ liệu.

YouTube Video

[Database] Data modeling

YouTube Video

[Database] steps database design

YouTube Video

[Database] process ER Modelling

Các kiểu Data Modeling

Mô hình phân cấp (Hierarchical model)

Mô hình phân bố dữ liệu theo dạng cây, phân theo cấp độ từ trên xuống. Tuy nhiên, việc truy xuất khó khăn, nên ngày nay nó hiếm khi được sử dụng.

Hierarchical model

Hierarchical model

Mô hình quan hệ (Relation model)

Mô hình này như là giải pháp cho mô hình phân cấp, rất quen thuộc với chúng ta.

Dữ liệu được phân bố dưới dạng bảng. Sự phức tạp cũng được giảm đi và dễ dàng truy xuất dữ liệu hơn.

Relation model

Relation model

Mô hình mạng (Network model)

Đây là một dạng nâng cấp từ mô hình phân cấp. Các bản ghi sẽ được liên kết với nhiều bản ghi khác, giải quyết được các mối quan hệ phức tạp.

Network model

Network model

Mô hình đối tượng (Object-oriented model)

Với mô hình này, dữ liệu sẽ được phân chia thành các đối tượng, mỗi đối tượng sẽ các thông tin riêng biệt.

Object-oriented model

Object-oriented model

Mô hình quan hệ thực thể (Entity Relationship model)

Mô hình mô tả rõ ràng các thực thể đang bao gồm các thông tin gì, quan hệ giữa chúng là gì.

Entity Relationship model

Entity Relationship model

Mô hình dữ liệu ngữ nghĩa (Semantic model)

Đây là mô hình dữ liệu cấp cao, có cấu trúc rõ ràng. Nó mô tả ý nghĩa của môi trường ứng dụng hơn là mô hình dữ liệu hiện đại. Nó mô tả một DB bao gồm nhiều thực thể ở môi trường ứng dụng.

Semantic model

Semantic model

Thiết kế ER Modeling

Để thiết kế được mô hình dữ liệu quan hệ chúng ta cùng đi qua 5 bước sau:

Xác định thực thể (entity)

Dựa vào yêu cầu từ khách hàng để đưa ra các thực thể, là các đối tượng chính có liên quan đến hệ thống.

Xác thuộc tính khoá (key) của mỗi thực thể

Với mỗi thực thể, suy ra thuộc tính duy nhất dùng để xác định các thực thể đó. Thuộc tính như vậy gọi là thuộc tính khoá.

Xác định mối quan hệ (relationship) giữa các thực thể

Với từng thực thể, xem xét các mối quan hệ với các thực thể còn lại và mô tả chúng.

Bổ sung các thuộc tính (attribute) cho các thực thể

Ngoài thuộc tính khoá ở bước 2, liệt kê ra toàn bộ các thuộc tính (không phải là khoá) còn lại.

Hoàn thiện và kiểm tra lại model

Rà soát lại toàn bộ các bước trên và chỉnh sửa nếu có.

Các bước thiết kế DB

Sau khi đã tạo ra được mô hình dữ liệu ở Bước 2.

Tiếp tục phân rã thành các table, phần chính yếu vẫn dựa trên các quan hệ để xác định cách phân rã.

Cuối cùng, áp dụng các quy tắc Normalization Forms (NFs) để chuẩn hoá lại DB.

Các bước thiết kế DB

Các bước thiết kế DB

Kết luận

Có thể thấy rằng với việc tạo ra DB phải đi qua nhiều công đoạn quan trọng như là thiết kế Data Modeling, rồi tiếp tục xây dựng thành các table và sau đó là áp dụng Normalization Forms. Phần hôm nay về Entity Relationship Model chỉ là các lý thuyết sơ lược cho các công đoạn này.

Để hiểu rõ hơn thì các bạn hãy theo dõi ở các bài viết kế tiếp.


Nguồn: https://codegym.vn/blog/2023/11/17/entity-relationship-model/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến