SQL – Các câu lệnh thông dụng ở DDL
SQL được chia thành nhiều nhóm lệnh khác nhau như:
- Nhóm định nghĩa cấu trúc dữ liệu (DDL).
- Nhóm lệnh thao tác dữ liệu (DML).
- Nhóm lệnh phân quyền sử dụng dữ liệu (DCL).
- Nhóm lệnh thao tác với transaction (TCL).
Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các câu lệnh ở DDL.
1. Vai trò của các câu lệnh DDL trong SQL
Với nhóm lệnh DDL sẽ ứng dụng cho việc xây dựng cấu trúc, định nghĩa dữ liệu ở DB. Và để dễ dàng thiết lập DB về sau.
[Database] DDL
2. Hướng dẫn sử dụng các câu lệnh thông dụng ở DDL
2.1. Câu lệnh CREATE
Thường sử dụng để tạo cấu trúc của table, về sau này có thể sử dụng cho khái niệm nâng cao như tạo VIEW, TRIGGER, STORED PROCEDURE, FUNCTION…
Cú pháp
CREATE TABLE table_name (
column1 datatype,
column2 datatype,
column3 datatype,
....
);
Ví dụ
CREATE DATABASE hospital_management;
USE hospital_management;
CREATE TABLE doctor (
doctor_id INT,
first_name VARCHAR(10),
middle_name VARCHAR(10)
);
Với ví dụ trên, mình đang sử dụng CREATE để lần lượt tạo DB là quản lý bệnh viện. Và sau đó tiếp tục sử dụng để tạo table doctor, với 3 column là doctor_id (mã bác sĩ), first_name (tên bác sĩ), middle_name (tên lót của bác sĩ).
2.2. Câu lệnh ALTER
Khi các bạn muốn cập nhật lại cấu trúc của table, thì hãy nghĩ ngay đến câu lệnh ALTER. Ngoài ra, với những khái niệm nào thường được sử dụng với CREATE, thì sẽ sử dụng được với ALTER.
Cú pháp
ALTER TABLE table_name
ADD column_name datatype;
ALTER TABLE table_name
DROP COLUMN column_name;
ALTER TABLE table_name
RENAME COLUMN old_name to new_name;
ALTER TABLE table_name
MODIFY COLUMN column_name datatype;
Ví dụ
Ở ví dụ về CREATE, mình đã tạo ra table là doctor. Nhưng đang thiếu trường last_name là họ của bác sĩ, vậy mình sẽ tiến hành cập nhật theo lệnh bên dưới:
ALTER TABLE doctor
ADD last_name VARCHAR(10);
2.3. Câu lệnh DROP
Với các table không được sử dụng nữa, thì cần thực hiện xoá đi với câu lệnh DROP, nó sẽ xoá toàn bộ cấu trúc và dữ liệu của table ra khỏi DB.
Cú pháp
DROP TABLE table_name;
Ngoài ra, nếu bạn chỉ muốn xoá dữ liệu thôi, thì có thể sử dụng:
TRUNCATE TABLE table_name;
Ví dụ
DROP TABLE doctor;
Kết luận
Tóm lại với các bộ lệnh ở DDL, thì thường được sử dụng cho các thao tác liên quan đến cấu trúc trong DB và cú pháp cũng không khó để sử dụng:
- Tạo mới cấu trúc: CREATE
- Chính sửa cấu trúc: ALTER
- Xoá cấu trúc: DROP
Nguồn: https://codegym.vn/blog/2023/11/18/cac-cau-lenh-thong-dung-o-ddl/
Nhận xét
Đăng nhận xét