SQL – Các câu lệnh thông dụng ở DML (phần 1)

Ở các phần kiến thức trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu nhóm lệnh DDL trong tập các nhóm lệnh ở SQL:

  1. Nhóm định nghĩa cấu trúc dữ liệu (DDL).
  2. Nhóm lệnh thao tác dữ liệu (DML).
  3. Nhóm lệnh phân quyền sử dụng dữ liệu (DCL).
  4. Nhóm lệnh thao tác với transaction (TCL).

Bài hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu nhóm lệnh thao tác dữ liệu (DML).

1. Vai trò của câu lệnh DML trong SQL

Với DDL thì nhóm lệnh này sẽ giúp người dùng định nghĩa các cấu trúc dữ liệu. Nhưng với DML thì giúp chúng ta thao tác với DB để truy xuất hoặc cập nhật dữ liệu từ ứng dụng/hệ thống bên trên.

YouTube Video

[Database] DML 1 (Part 1)

YouTube Video

[Database] DML 1 (Part 2)

2. Hướng dẫn sử dụng các câu lệnh phổ biến ở DML

2.1. Câu lệnh INSERT

Sử dụng để thêm mới record đến table.

Cú pháp

INSERT INTO table_name (column1, column2, column3, ...)

VALUES (value1, value2, value3, ...);

Ví dụ

Ở bài DDL, mình đã tạo ra table doctor, giờ mình sẽ thêm dữ liệu:

INSERT INTO doctor (`first_name`, `middle_name`, `last_name`, date_of_birth, qualification, specialization_id)

VALUES

('Nguyễn', 'Mạnh', 'An', '1985-01-04', 6, 2);

2.2. Câu lệnh UPDATE

Sử dụng để cập nhật giá trị của một hoặc nhiều cột

Cú pháp

UPDATE table_name

SET column1 = value1, column2 = value2, ...

WHERE condition;

Ví dụ

UPDATE doctor

SET qualification = 10

WHERE doctor_id = 5;

Mình đang thực hiện cập nhật lại số năm kinh nghiệm của bác sĩ có doctor_id là 5.

Nếu câu lệnh trên không có điều kiện WHERE thì nó sẽ thực hiện cập nhật toàn bộ các record ở table doctor.

2.3. Câu lệnh DELETE

Dùng để xoá một hoặc nhiều record ở table.

Cú pháp

DELETE FROM table_name

WHERE condition;

Ví dụ

DELETE FROM doctor

WHERE doctor_id = 5;

Mình đang thực hiện xoá bác sĩ có doctor_id là 5.

Nếu câu lệnh trên không có điều kiện WHERE thì nó cũng sẽ xoá toàn bộ các record ở table.

2.4. Câu lệnh SELECT

Là câu lệnh luôn được sử dụng ở SQL, giúp cho việc truy xuất dữ liệu theo nhiều cách khác nhau.

Cú pháp

SELECT column_name(s)

FROM table_name

WHERE condition

Ví dụ

SELECT last_name

FROM doctor;

Câu lệnh trên giúp lấy ra phần tên (last_name) của toàn bộ bác sĩ.

SELECT *

FROM doctor

WHERE last_name = "An";

Còn nếu các bạn muốn lấy toàn bộ thông tin thì cần sử dụng câu lệnh SELECT *

Ngoài ra, câu lệnh SELECT còn được kết hợp với các từ khoá khác để tuỳ biến trong việc lấy dữ liệu, như là:

SELECT DISTINCT last_name

FROM doctor;

Với các bác sĩ trùng tên, thì câu lệnh trên chỉ lấy ra một giá trị duy nhất.

Khi muốn giới hạn số record lấy ra, thì kết hợp SELECT và LIMIT:

SELECT *

FROM doctor

LIMIT 3; 

Nó sẽ lấy ra 3 bác sĩ đầu tiên, ở các DBMS khác thì cú pháp LIMIT sẽ thay đổi, như là: TOP, FETCH, ROWNUM.

Kết luận

Trên đây là tập các câu lệnh ở DML thường xuyên được sử dụng khi thao tác với dữ liệu, nếu nắm rõ sẽ giúp các bạn xử lý dữ liệu dễ dàng hơn. Còn với câu lệnh SELECT, thì còn rất nhiều kiến thức để nghiên cứu, các bạn tiếp tục theo dõi ở các bài sau để hiểu hơn về câu lệnh SELECT nhé.


Nguồn: https://codegym.vn/blog/2023/11/19/cac-cau-lenh-thong-dung-o-dml-phan-1/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến