Tìm hiểu lập trình hướng đối tượng Java
Lập trình hướng đối tượng Java luôn là cách được nhiều bạn tìm kiếm. Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. Cho nên nó có rất nhiều đặc điểm của lập trình hướng đối tượng.
Khái niệm về lập trình hướng đối tượng Java
Lập trình hướng đối tượng còn được gọi là OOP-Object-Oriented Programming. Đây là một phương pháp và mô hình giúp tăng lãi suất. Làm đơn giản hóa việc bảo trì và dễ dàng mở rộng trong việc thiết kế phần mềm bởi việc cung cấp một số khái niệm như sau:
Object: Đối tượng
Class: Lớp
Inheritance: Kế thừa
Polymorphism: Đa hình
Abstraction: Trừu tượng
Encapsulation: Đóng gói
Ngoài ra, khi tự học lập trình hướng đối tượng trong Java bạn còn phải nắm được đặc điểm của 4 tính chất cơ bản sau:
Đối tượng
Đây là tất cả những thực thể có trạng thái và hành vi được biết đến như là một đối tượng. Ví dụ điển hình bạn có thể biết tới đó là bàn, ghế, bút chì,…
Lớp
Lớp là một tập hợp của các đối tượng.
Kế thừa
Một đối tượng truyền lại tất cả các thuộc tính và phương thức của đối tượng cha. Đó được gọi là tính kế thừa. Tính kế thừa nó giúp việc tái sử dụng mã nguồn tốt hơn. Và tính kế thừa nó sử dụng đa hình Runtime.
Khi bạn học lập trình hướng đối tượng Java. Bạn sẽ phải nắm được những kiến thức về kế thừa trong Java như thế nào. Bở sự liên quan giữa hai lớp với nhau. Đó là lớp cha và các lớp con. Nó có tính chất rất quan trọng trong lập trình. Tuy nhiên, nó chỉ cho phép những thành viên truy cập vào public và protected các lớp cha. Chứ nó không cho phép truy cập tới các thành viên của lớp cha.
Tính đa hình
Trong quá trình lập trình hướng đối tượng Java thì bạn cần hiểu được khái niệm của tính đa hình. Tính đa hình sẽ xuất hiện khi bạn thực hiện một hành động nào đó bằng nhiều cách khác nhau. Tính đa hình còn có tên gọi là Polymorphism. Từ này được cấu tạo từ 2 từ Hy Lạp là Poly và Morphs.Trong đó Poly có nghĩa là nhiều và Morphs có nghĩa là hình thể. Tổng hợp nghĩa của 2 từ này có nghĩa là nhiều hình thể.
Có hai kiểu đa hình trong Java. Đó là đa hình lúc phiên dịch và đa hình lúc thực thi. Cho nên bạn có thể thực hiện đa hình trong Java bằng cách nạp chồng các phương thức và ghi đè chúng lên nhau. Nếu như bạn nạp chồng những phương thức Static trong Java. Đó là một ví dụ về đa hình phiên dịch.
Khi có một nhiệm vụ nào đó được thực hiện bởi nhiều cách khác nhau. Bạn có thể xem ví dụ sau đây: Có rất nhiều cách để thuyết phục khách hàng. Để vẽ lên được một cái gì đó hình vuông hay hình chữ nhật chẳng hạn,… Trong quá trình lập trình hướng đối tượng Java bạn có thể sử dụng phương thức Overloading hoặc là Overriding.
Trừu tượng
Tính trừu tượng là sự ẩn đi của những chi tiết bên trong. Và nó hiển thị ra những chức năng, tính chất này ra thì nó được gọi là tính trừu tượng. Ví dụ như là: Khi bạn có một cuộc điện thoại không biết xử lí nội bộ như nào, khi bạn đi xe máy cũng vậy. Mà chúng ta chỉ biết những chức năng thông qua việc giao tiếp bên ngoài. Trong quá trình lập trình hướng đối tượng Java thì bạn chỉ cần áp dụng những tính chất trừu tượng bằng cách sử dụng Abstract Class và Interface.
Phương thức trừu tượng trong Java được khai báo là Abstract và nó không có trình triển khai. Thì đó được gọi là phương thức trừu tượng. Nếu như bạn không muốn có một phương thức cụ thể nào đó. Nhưng bạn lại muốn triển khai phương thức đó thì bạn có thể sử dụng các lớp con để quyết định. Hoặc là bạn có thể triển khai các phương thức đó trong lớp cha dưới dạng Abstract. Từ khóa Abstract được sử dụng dùng để khai báo một phương thức dưới dạng Abstract. Đây là một phương thức không có thân phương thức.
Tính đóng gói
Tính đóng gói là một kỹ thuật ẩn giấu thông tin liên quan và hiển thị ra thông tin liên quan. Nó có mục đích chính là đóng gói trong Java. Làm giảm thiểu mức độ phức tạp của phần mềm. Tính đóng gói cũng được sử dụng để bảo vệ trạng thái bên trong của đối tượng. Bởi nó ẩn giấu các diễn biến trạng thái của một đối tượng. Về việc chỉnh sửa đối tượng thực hiện, thì việc xác nhận được thông qua các phương thức. Hơn nữa thì việc ẩn giấu các biến thì các lớp hiển thị sẽ không thể chia sẻ thông tin cho nhau được. Điều này sẽ làm giảm đi các khối lượng khớp nối có thể có trong một ứng dụng.
Ngôn ngữ lập trình Java là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. Cho nên nó cũng có hỗ trợ các đặc tính của lập trình hướng đối tượng. Nếu như bạn có thể xem xét về thực tế thì bạn có thể thấy được rất nhiều đối tượng xung quanh mình như ô tô, chó hay là con người chẳng hạn.
Tất cả những đối tượng đó đều có thuộc tính và các hành vi riêng của bản thân. Nếu như bạn có thể xem xét một con mèo,thì thuộc tính của nó là tên, giống, màu sắc hay những hành vi như kêu, chạy, cào,… Nếu như bạn có thể so sánh những đối tượng trong phần mềm với những đối tượng trong thế giới thực, thì chúng có những đặc điểm rất giống nhau. Những thuộc tính đối tượng trong phần mềm được lưu trữ trong các trường. Và hành vi được cất giấu trong các phương thức.
Nói tới các lớp. Bạn có thể xem các lớp này như là một khuôn mẫu của các đối tượng sẵn có. Trong đó nó bao gồm các dữ liệu của các đối tượng và những phương thức tác động lên thành phần dữ liệu đó. Nó được gọi là các phương thức của lớp. Mỗi lớp thường có một hàm gọi là Constructor. Nếu như bạn không khai báo hàm này rõ ràng thì trình phiên dịch Java của bạn sẽ tạo ra một hàm Constructor mặc định cho lớp vỏ đó.
Trên đây là những kiến thức mà trong quá trình học lập trình hướng đối tượng Java mà bạn cẩn phải nắm vũng được.
Xem thêm: Khóa học lập trình Java
Via CodeGym https://codegym.vn/
Nhận xét
Đăng nhận xét